Tối ưu quảng bá bằng Landing page

Landing page là gì, vì sao được lựa chọn để quảng bá sản phẩm? Để xây dựng một Landing page hiệu quả, bạn cần chuẩn bị những gì?

Vì sao chọn Landing page?

Người dùng internet thường bị dẫn dắt bởi rất nhiều thông tin khác nhau trước khi tìm được thứ họ muốn. Đó là bởi các trang mạng đều tích hợp rất nhiều tin tức và phân thành nhiều trang mục nhỏ gây nhiễu loạn thông tin, khiến người dùng khó có thể tìm thấy thứ họ thực sự cần.

Nhưng Landing page thì khác, Landing page giúp khách hàng ngay lập tức tìm được thứ họ muốn tìm.

Vậy Landing page là gì? Đây là một trang web đơn chỉ tập trung vào một nội dung duy nhất, và toàn bộ nội dung này được trình bày trên một trang duy nhất. Chỉ cần một bước truy cập, với một cái click chuột, người dùng ngay lập tức tìm được thông tin họ cần.

Ví dụ, với khách hàng muốn mua thực phẩm qua mạng, khi vào một Landing page thực phẩm, họ ngay lập tức tìm được những thông tin họ quan tâm, như: mặt hàng, giá cả, chất lượng, nơi bán… Họ có thể quyết định có lựa chọn sản phẩm đó hay không.

Vì vậy, Landing page là công cụ tối ưu giúp doanh nghiệp quảng bá sản phẩm và đưa thông tin sản phẩm tới khách hàng mục tiêu của mình.

Xây dựng Landing page: Trang ẩm thực Như Nguyễn

Nếu doanh nghiệp đã lựa chọn Landing page, vậy làm thế nào để xây dựng được một Landing page hiệu quả? Chúng ta hãy lấy trang ẩm thực Như Nguyễn Food làm ví dụ.

Như Nguyễn Food là thương hiệu thực phẩm sạch và an toàn, với các sản phẩm chính là mì, miến, phở, bún, và gạo. Để giúp doanh nghiệp xây dựng trang Landing page hiệu quả, đội ngũ kỹ thuật đã làm việc cùng doanh nghiệp để tìm ra các điểm mạnh của sản phẩm, và làm nổi bật những đặc điểm đó trên trang quảng bá. Những điểm mạnh đó là:

  • Thực phẩm sạch, an toàn, hoàn toàn không hóa chất, không pha trộn.
  • Thực phẩm được người dùng tin tưởng, niềm tin của người dùng đến từ trải nghiệm thực tế trong quá trình sử dụng sản phẩm.

Đồng thời, đội ngũ kỹ thuật và doanh nghiệp cùng thống nhất về những nội dung sẽ trình bày trên trang web. Đó là những nội dung cung cấp thông tin mà khách hàng muốn biết, cũng là những thông tin hỗ trợ tối ưu việc quảng bá. Những thông tin đó là:

  • Doanh nghiệp này là ai?
  • Cung cấp thực phẩm gì?
  • Giá cả, mẫu mã, và đặc điểm của từng sản phẩm
  • Trải nghiệm của những khách hàng đã sử dụng sản phẩm
  • Liên hệ và đặt hàng như thế nào?

Sau khi đã thống nhất, đội ngũ kỹ thuật sẽ bắt tay vào xây dựng bố cục và thiết kế trang Landing page, phân chia thành các phần như sau:

Phần 1: Banner (slider)

Banner cung cấp thông tin thông qua hình ảnh trực quan, sinh động. Trên banner sẽ trình bày các nội dung:

  • Sứ mệnh/ tầm nhìn: “Thực phẩm vì bạn”
  • Video hoặc/và hình ảnh sản phẩm

Phần 2: Về chúng tôi

Giới thiệu ngắn gọn về doanh nghiệp, đoạn này chỉ nên trình bày giới hạn ở 2 hoặc 3 dòng, có thể kèm theo hình ảnh hoặc không, như vậy vừa cung cấp thông tin về doanh nghiệp, vừa không làm gián đoạn khi khách hàng muốn tìm hiểu thông tin về sản phẩm.

Phần 3: Sản phẩm

Tất tần tật về sản phẩm, từ mì, bún khô, phở khô, miến, và gạo. Nội dung bao gồm:

  • Hình ảnh
  • Loại sản phẩm
  • Giá
  • Mô tả sản phẩm

Phần 4: Khách hàng trải nghiệm

Phần này đăng tải những phản hồi/nhận xét của khách hàng đối với sản phẩm. Ngoài những lời nhận xét này, người dùng mạng cũng có thể để lại bình luận về sản phẩm thông qua plugin Facebook.

Phần 4: Đặt hàng

Bao gồm thông tin liên hệ (địa chỉ, số điện thoại, email) và đặt hàng trực tiếp trên trang.

Và đây là trang Landing page sau khi đã hoàn thành:

(hình ảnh)

Mỗi một trang Landing page là kết quả của việc phối hợp giữa doanh nghiệp và người phát triển web. Doanh nghiệp là bên có nhu cầu quảng bá sản phẩm, còn người làm website là bên có khả năng xây dựng trang web để quảng bá sản phẩm đó. Quá trình phối hợp giữa hai bên

Share on facebook
Facebook
Share on google
Google+
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Share on pinterest
Pinterest